Diễn đàn lần thứ nhất về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững do Liên hợp quốc tổ chức
Trang chủ » Khoa học công nghệ » Diễn đàn lần thứ nhất về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo hướng tới phát triển bền vững do Liên hợp quốc tổ chức
Từ ngày 6-7/6/2016, tại trụ sở chính ở New York, Liên hợp quốc đã tổ chức Diễn đàn lần thứ nhất về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (STI) hướng tới mục tiêu phát triển bền vững với sự tham gia của hơn 150 nước trên thế giới. 
Phát triển bền vững là mục tiêu của thiên niên kỷ mới. Với sự nhất trí của 193 quốc gia tại Diễn đàn về phát triển bền vững vào tháng 9/2015, Liên hợp quốc đã thông qua một loạt mục tiêu mới được thiết kế để đạt được phát triển bền vững cho tất cả mọi quốc gia trên toàn cầu vào năm 2030.
 
Quảng cảnh Diễn đàn STI

Với mục đích biến đổi thế giới, Chương trình nghị sự phát triển bền vững vào năm 2030 đề cập đến 17 mục tiêu phát triển bền vững (không đói nghèo; không người đói; sức khỏe tốt; chất lượng giáo dục; bình đẳng giới; nước sạch và vệ sinh; năng lượng sạch và rẻ; việc làm bền vững và phát triển kinh tế; công nghiệp, đổi mới và sáng tạo và cơ sở hạ tầng; giảm bất bình đẳng; cộng đồng và thành phố bền vững; sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm; hành động khí hậu; cuộc sống dưới nước; cuộc sống trên đất). 

Các mục tiêu phát triển bền vững được thiết kế để biến đổi, và thay đổi cách thức mà theo đó chúng ta phát triển thế giới. Những mục tiêu này được áp dụng cho tất cả các nước như nhau và nhằm mục đích không có một nước nào ở lại phía sau trong quá trình đạt được sự tiến bộ cho nhân loại. Đổi mới sáng tạo và công nghệ là chìa khóa để triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và đó là sự cần thiết cho tham vọng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong 15 năm tới. Những mục tiên trên đều liên quan đến các chính phủ, ngành công nghiệp và khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các dân tộc thiểu số, thanh niên và mọi cá nhân trong một nỗ lực chung tập thể.

Với tư cách là một phần của Cơ chế tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghệ, đã được đồng thuận của các nước thành viên, đồng thời là một phần của Chương trình nghị sự năm 2030 và Chương trình Hành động Ababa Addis (kết quả của cấp tài chính cho Hội nghị Phát triển năm 2015), hằng năm Liên hợp quốc sẽ tổ chức Diễn đàn đa phương về STI cho mục tiêu phát triển bền vững. Theo kế hoạch đó, Diễn đàn STI được Liên hợp quốc tổ chức ngay tại trụ sở chính ở New York với mục đích tập trung giải quyết vấn đề "nhận thức về tiềm năng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho tất cả mọi người để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững." 

Diễn đàn STI tập trung thảo luận mở và nền tảng mạng cho tất cả các chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với sự tham gia của các nước thành viên, các tổ chức của Liên hợp quốc, xã hội dân sự, các học viện, công nghiệp và khu vực tư nhân cũng như các cá nhân đều được công nhận. Đồng thời, Diễn đàn tập trung vào bốn lĩnh vực: 
• Tạo ra giá trị chia sẻ: Làm thế nào để chúng ta làm cho hình thức mới hoạt động?;
• Đối thoại Bộ trưởng: Hướng tới một lộ trình khoa học, công nghệ có hiệu quả và các khung chính sách đổi mới;
• Kinh nghiệm của thanh niên trong việc sử dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững (thúc đẩy start-up);
• Con đường phía trước: Giá trị gia tăng thông qua Diễn đàn STI.
Các nước thành viên mong đợi các Diễn đàn STI hằng năm sẽ "cung cấp một địa điểm để tạo điều kiện tương tác, mai mối, gặp gỡ và việc thành lập các mạng lưới giữa các bên liên quan (đa phương và song phương) để xác định và kiểm tra nhu cầu công nghệ và những khoảng cách, trong đó liên quan đến hợp tác khoa học, đổi mới sáng tạo và xây dựng năng lực. Điều đó cũng để giúp tạo điều kiện phát triển, chuyển giao và phổ biến những công nghệ có liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững".

Song hành với Diễn đàn STI, Liên hợp quốc phối hợp với Sàn Giao dịch đổi mới toàn cầu đã phát động tuyển chọn các hành động đổi mới sáng tạo cho các nhà khoa học, nhà sáng kiến cải tiến quần chúng, doanh nhân và các tổ chức thay đổi bền vững trên toàn thế giới, trình đổi mới của họ như là giải pháp khả thi cho sự phát triển bền vững.

Mục đích của cuộc tuyển chọn dự án đổi mới sáng tạo là để giúp đỡ hỗ trợ các giải pháp này bằng cách tạo ra các mạng lưới và các cộng đồng của những người đang phát triển đổi mới công nghệ, những người cung cấp và những người cần đổi mới sáng tạo để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Trên thế giới, các nước phát triển đã dẫn đầu phương thức hướng tới việc đạt mục tiêu phát triển bền vững bằng cách tạo ra và nhân rộng những ý tưởng đầy tham vọng và sáng tạo, công nghệ và thực tiễn. Hãy cùng nhau đưa ra hình thức mới để làm cho mục tiêu phát triển bền vững trở thành hiện thực cho tất cả mọi người trên thế giới. Những sáng tạo cung cấp giải pháp cho các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu được chào đón từ trình độ học vấn khác nhau, nguồn gốc đa dạng, bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, người dân tộc thiểu số, và mạng lưới hợp tác mở.

Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã tham gia cuộc tuyển chọn toàn cầu này, Dự án “Nâng cao năng lực của doanh nghiệp và nông dân bằng thông tin KH&CN”. Kết quả cuộc tuyển chọn này đã có 12/270 dự án đã được chọn để tài trợ phát triển. Dự án của Cục Thông tin KH&CN quốc gia không được tài trợ phát triển, tuy nhiên, với những hoạt động hợp tác hiệu quả của Techmart Online và Sàn giao dịch công nghệ với Cổng Giao dịch công nghệ toàn cầu SS-Gate, bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã được mời tham gia Diễn đàn STI với tư cách là báo cáo viên về những kết quả thành công trong công tác xúc tiến chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam với một số nước Châu Phi trong sự kiện đặc biệt bên lề của Diễn đàn STI với chủ đề: “Tăng cường giao dịch và cung cấp tài chính cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua hợp tác Nam – Nam”.
Bà Lê Thị Khánh Vân (ngoài cùng bên trái), Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia, đã được mời tham gia Diễn đàn STI với tư cách là báo cáo viên về những kết quả thành công trong công tác xúc tiến chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học Việt Nam với một số nước Châu Phi trong sự kiện đặc biệt bên lề của Diễn đàn STI.

Trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm về những hoạt động xúc tiến kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời trao đổi và bàn luận về hình thức hợp tác mới và nền tảng mạng cho Sàn giao dịch công nghệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu đến năm 2030 với các đại biểu của Diễn đàn STI, bà Lê Thị Khánh Vân đã khẳng định sự tham gia tích cực của Cục Thông tin KH&CN quốc gia vào Mạng lưới toàn cầu giao dịch công nghệ và đổi mới sáng tạo với những hoạt động sau: Trao đổi thông tin công nghệ trong và ngoài nước; Duy trì và phát triển các giao dịch công nghệ và đổi mới sáng tạo trên Mạng lưới; Tổ chức các hội thảo khoa học, tập huấn về công nghệ thích hợp và các hoạt động của UNOSSC; tổ chức các hội thảo và diễn đàn trực tuyến với các nước Nam – Nam trong Mạng lưới; Tổ chức các kết nối cung – cầu công nghệ trong và ngoài nước.

Trong phiên bế mạc, mọi người nhất trí rằng việc đạt được các mục tiêu bền vững đòi hỏi tích hợp tốt hơn khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia liên quan để cùng tạo môi trường thuận lợi cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển, đồng thời tăng cường năng lực KH&CN cộng đồng và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong suốt 14 năm tiếp theo. Muốn đạt được điều đó, mọi quốc gia cần tạo ra xã hội tri thức sử dụng các thành quả KH&CN để hoạch định chính sách, tạo nhiều thuận lợi cho chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phổ biến công nghệ để mọi người thay đổi cách suy nghĩ và hành vi hướng tới cộng đồng./.
Nguồn  Trung tâm Giao dịch Thông tin công nghệ (NASATI)
Tin khác
Tra cứu khoa học công nghệ
Chủ để NC
Loại đề tài
Lĩnh vực
Năm
Tên đề tài
Đăng nhập
Tài khoản
Mật khẩu
Thống kê truy cập
Đang online: 4
Số lượt truy cập: 475,756
loi chuc sinh nhat hay
cau noi ve tinh yeu
cau noi ve cuoc song