HỘI THẢO TRÍCH DẪN KHOA HỌC ASEAN VÀ CÁCH THỨC GIA NHẬP MẠNG LƯỚI HỆ THỐNG DỮ LIỆU TRÍCH DẪN QUỐC TẾ
Trang chủ » Hợp tác quốc tế » Hội nghị & Hội thảo » HỘI THẢO TRÍCH DẪN KHOA HỌC ASEAN VÀ CÁCH THỨC GIA NHẬP MẠNG LƯỚI HỆ THỐNG DỮ LIỆU TRÍCH DẪN QUỐC TẾ

Ngày 22/6/2016, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT, Hệ thống cơ sở dữ liệu trích dẫn khoa học Đông Nam Á (ACI), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức Hội thảo "Hệ thống trích dẫn khoa học ASEAN và cách thức gia nhập mạng lưới hệ thống dữ liệu trích dẫn quốc tế".

Tham dự hội thảo, về phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, Vụ trưởng vụ KHCN&MT PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, GS.TS Narongrit Sombatsompop  - Ủy ban điều hành Hệ thống trích dẫn khoa học ASEAN (ACI), Giám đốc Trung tâm Trích dẫn Tạp chí Thái Lan (TCI), Chủ tịch ACI  và đông đảo các nhà khoa học, đại diện các trường đại học trên cả nước tới tham dự.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã chỉ ra tầm quan trọng trong việc công bố khoa học, chỉ số trích dẫn của bài báo, hệ số ảnh hưởng của Tạp chí khoa học đối với các nhà khoa học, tạp chí khoa học và cơ sở nghiên cứu. Thứ trưởng nhấn mạnh đối với các cơ sở giáo dục đây còn là một trong các tiêu chí quan trọng để tiến hành kiểm định, đánh giá, phân tầng, xếp hạng cơ sở giáo dục đại học. Trong các tiêu chí đó, công bố quốc tế luôn được coi như thước đo năng lực nghiên cứu và khả năng hội nhập của các cơ sở giáo dục đại học, các nhà khoa học.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga phát biểu khai mạc tại Hội thảo (nguồn Internet)

Tại Hội thảo, GS.TS Narongrit Sombatsompop Giám đốc Trung tâm Trích dẫn Tạp chí Thái Lan (TCI), Chủ tịch ACI đã đề cập tới việc số lượng tạp chí của khu vực ASEAN trong các cơ sở trích dẫn quốc tế còn thấp, số lượng xuất bản phẩm của ASEAN đã tăng nhưng ít được biết đến, thiếu kết nối ở cấp quốc gia trong khối ASEAN. Đó chính là những lý do ra đời ACI nhằm hỗ trợ tốt hơn hoạt động đánh giá chất lượng các nghiên cứu, xếp hạng tốt hơn các cơ sở nghiên cứu của ASEAN, giúp sinh viên ASEAN lựa chọn trường đại học trong khu vực, đặc biệt là khối AEC đồng thời tạo mặt bằng chung về chất lượng nghiên cứu (quốc gia, khu vực và trên thế giới).


Bảng thống kê các tạp chí khoa học châu Á được công nhận tầm thế giới

GS.TS Narongrit Sombatsompop cũng đưa ra 09 tiêu chí đánh giá tạp chí của ACI, các tiêu chí gồm: xuất bản tạp chí đúng thời hạn công bố; tạp chí có tuổi đời xuất bản tối thiểu là 3 năm (hoặc đã xuất bản 6 số); được trích dẫn trong cơ sở dữ liệu TCI hoặc/và có các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế khác; đa dạng về tác giả; có website tạp chí hoặc hệ thống xuất bản trực tuyến (phải cập nhật và đủ thông tin)...

GS.TS Narongrit Sombatsompop trình bày tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS Lê Quốc Hội, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, một trong những tạp chí đầu tiên của Việt Nam được xét duyệt vào ACI cũng đã chia sẻ kinh nghiệm nâng cấp Tạp chí theo chuẩn quốc tế và đề xuất thành lập Trung tâm trích dẫn khoa học Việt Nam (Vietnam Citation Index - VCI).

Kết luận Hội thảo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định tiếp tục lựa chọn và hỗ trợ các tạp chí có khả năng, có điều kiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng thờigiao Vụ Khoa học, công nghệ và môi trường phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tạp chí khoa học Việt Nam tiến hành xây dựng Đề án thành lập Trung tâm trích dẫn Việt Nam (VCI) trong thời gian tới.

Tin khác
Tra cứu khoa học công nghệ
Chủ để NC
Loại đề tài
Lĩnh vực
Năm
Tên đề tài
Đăng nhập
Tài khoản
Mật khẩu
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Số lượt truy cập: 479,318
loi chuc sinh nhat hay
cau noi ve tinh yeu
cau noi ve cuoc song