THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2017 - TTB - 10

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2017 - TTB - 10

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho các trường trung học phổ thông khu vực Tây Bắc

- Mã số: B2017 - TTB - 10

- Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Quốc Pháp

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Tây Bắc

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018

2. Mục tiêu:

Từ những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài tập trung vào đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho các trường THPT khu vực Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông, đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.

3. Tính mới và sáng tạo:

- Khẳng định được tính cấp thiết phải tiến hành tổng kết lí luận, khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức dạy học lịch sử địa phương trong các trường THPT khu vực Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay;

- Đưa ra cách tiếp cận mới về hướng xây dựng nội dung lịch sử địa phương trong dạy học ở các trường THPT khu vực Tây Bắc phù hợp với đặc trưng lịch sử phát triển, văn hóa và điều kiện dạy học tại các trường trong khu vực; Phản ánh được những ưu thế giáo dục về lịch sử, văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc khu vực trong các trường THPT ở Tây Bắc.

- Thể hiện tính hệ thống và toàn diện trong việc đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho các trường THPT khu vực Tây Bắc theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, gắn lí luận với thực tiễn; Các biện pháp đã được thực nghiệm để khẳng định tính khả thi trong thực tiễn.

4. Kết quả nghiên cứu:

- Tổng kết, đánh giá được những kết quả nghiên cứu nước ngoài và trong nước về vấn đề tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho các trường THPT khu vực Tây Bắc; Xác định được những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết liên quan đến vấn đề;

- Xây dựng được khung lí thuyết về vấn đề tổ chức dạy học lịch sử địa phương trong các trường THPT khu vực Tây Bắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay;

- Khảo sát, đánh giá được thực trạng dạy học lịch sử địa phương trong các trường THPT khu vực Tây Bắc, những kết quả đạt được và những yếu kém còn tồn tại cần phải khắc phục; Xác định được hướng khắc phục những yếu kém trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương cho thế hệ trẻ ở Tây Bắc;

- Hệ thống hóa được nội dung lịch sử địa phương để dạy học trong các trường  THPT khu vực Tây Bắc;

- Đề xuất được các nhóm giải pháp đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức dạy học lịch sử địa phương trong các trường THPT khu vực Tây Bắc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử tại khu vực;

- Rút ra được các kết luận khoa học, đưa ra được kiến nghị nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lịch sử địa phương tại các trường THPT khu vực Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học:

- 01 Báo cáo tổng kết đề tài; 13 chuyên đề khoa học;

- 05 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành có chỉ số và trong kỉ yếu hội thảo quốc gia;

- 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của giảng viên (03 đã nghiệm thu)

- 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên.

5.2. Sản phẩm đào tạo:

- Hỗ trợ đào tạo 03 nghiên cứu sinh (01 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ);

-  Hỗ trợ đào tạo 02 thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử, 01 thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử;

- Hướng dẫn 02 khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm chuyên ngành Lịch sử

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

            - Nộp về cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào tạo các báo cáo khoa học, bản đề xuất kiến nghị về thực trạng, nội dung, biện pháp tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho các trường THPT khu vực Tây Bắc;

            - Là tài liệu tham khảo có ích cho giáo viên, học sinh các trường phổ thông ở các tỉnh Tây Bắc, cho giảng viên và sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên khu vực Tây Bắc;

            - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp  phần nâng cao nhận thức của các cấp quản lí, giáo viên và học sinh trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc về vấn đề giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa địa phương cho học sinh; Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Tin khác
Tra cứu khoa học công nghệ
Chủ để NC
Loại đề tài
Lĩnh vực
Năm
Tên đề tài
Đăng nhập
Tài khoản
Mật khẩu
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Số lượt truy cập: 479,502
loi chuc sinh nhat hay
cau noi ve tinh yeu
cau noi ve cuoc song