THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2017 - TTB - 08

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2017 - TTB - 08

 

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ quản lý bệnh thán thư hại cà phê chè (Colletotrichum spp.) tại Sơn La.

- Mã số: B2017-TTB-08

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Văn Thảnh, Trường Đại học Tây Bắc.

    - Tổ chức chủ trì: Trưởng Đại học Tây Bắc.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018.

2. Mục tiêu nghiên cứu

          - Xác định được thành phần loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La.

   - Xác định được các đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh thán thư hại cà phê chè.

         - Đề xuất được các biện pháp quản lý hiệu quả bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La.

         - Xây dựng được quy trình kiểm soát nấm bệnhColletotrichum bằng biện pháp sinh học trên cà phê chè.   

3. Tính mới và sáng tạo

3.1. Đã xác định được 05 loài thuộc nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê, một số đặc điểm sinh học của nấm.

3.2. Đánh giá được sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà phê chè và những yếu tố sinh thái chính ảnh hưởng tại Sơn La.

3.3. Thử nghiệm một số thuốc hóa học, chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà phê chè.

3.4. Xây dựng được 02 mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà phê chè tại Sơn La. Biện pháp canh tác được xác định là biện pháp chủ đạo, bao gồm các kỹ thuật: tỉa cành tạo tán, bón phân, làm cỏ, thu dọn cỏ và tàn dư cây bệnh.

3.5. Đã xây thử nghiệm và xây dựng được 01 mô hình sử dụng chế phẩm sinh học CFO phòng trừ bệnh bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) trên cây cà phê chè tại Sơn La.

Trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trên, đề tài đã xây dựng được quy trình quản lý tổng hợp bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)  hại cà phê chè, quy trình kiểm soát bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại cà phê chè. Các kết quả nghiên cứu của đề tài khi được áp dụng vào thực tiễn sản xuất sẽ giúp tăng hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư, nâng cao năng suất và chất lượng cà phê. Đây chính là tính mới, tính sáng tạo của đề tài để góp phần canh tác cà phê bền vững.

4. Kết quả nghiên cứu

* Nội dung 1. Nghiên cứu thành phần loài của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè.

Đã thu thập và phân lập được 32 nguồn nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La và giải trình tự gen 16 mẫu bằng cặp primer ITS4/ITS5, trong đó: có 8 mẫu thuộc loài C. siamense chiếm 50%, 03 mẫu thuộc loàiC. theobromicola chiếm 18,75%,02 mẫu thuộc loàiC. gloeosporiodes chiếm 12,50%, 02 mẫu thuộc loàiC. fragariae chiếm 12,50% và 01 mẫu thuộc loàiC. acutatum chiếm 6,25%.

* Nội dung 2. Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cà phê chè và các yếu tố ảnh hưởng.

Thời gian tiềm dục của bệnh thán thư trên cây con cà phê chètừ 15,60-23,33 ngày. Thời gian tiềm dục của bệnh từ 13,30-16,30 ngày trên quả xanh không vết thương cơ giới, 8,13-13,30 ngày trên quả xanh có vết thương cơ giới, từ 12,07-15,53 ngày trên quả chín không vết thương cơ giới, 8,03-10,83 ngày trên quả chín có vết thương cơ giới. Chỉ số bệnh thán thư trên thân cây cà phê giai đoạn cây con biến động từ 15,00 – 42,50% sau 35 ngày lây nhiễm. 

Tại Sơn La, bệnh thán thư hại cây cà phê phát sinh gây hại trên cành và quả từ cuối tháng 4 đầu tháng 5, chỉ số bệnh đạt cao nhất từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 đây là những tháng có nhiệt độ và ẩm độ phù hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư xuất hiện từ tuần thứ 6 sau khi hoa đợt cuối nở.  Tỷ lệ quả bị rụng do bệnh thán thư trên cây cà phê ở đỉnh đồi cao hơn các vị trí khác trên cùng một nương cà phê. Tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư ở vườn cây 10 tuổi cao hơn vườn cây 7 tuổi và cây 5 tuổi.

Nội dung 3. Nghiên cứu một số thuốc hóa học/chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê.

Khi bệnh thán thư phát sinh gây hại trên cây cà phê chè, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý có thể phòng trừ bệnh hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh tại Sơn La cho thấy hiệu lực trừ bệnh thán thư trên cây cà phê của thuốc hóa học thuốc Anvil 5SC cao nhất đạt 79,14%, thuốc Antracol 70WP cao nhất đạt 77,78%, chế phẩm CFO cao nhất đạt 72,53%.

* Nội dung 4. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La.

- Tại mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê, năng suất tại thí nghiệm áp dụng kỹ thuật đạt 16,74-18,52 tấn/ha, năng suất tại ô áp dụng theo kỹ thuật của nông dân đạt 10,16-11,38 tấn/ha. Chênh lệch lãi thuần khi áp dụng IPM so với kỹ thuật của nông dân trong canh tác cà phê chè đạt từ 983.500-4.063.500 đồng/ha.

- Tại mô hình kiểm soát bệnh thán thư hại cà phê bằng cách sử dụng chế phẩm CFO, tỷ lệ quả cà phê bị bệnh tại ô sử dụng chế phẩm CFO đều thấp hơn so với đối chứng không sử dụng ở các kỳ điều tra. Năm 2017, tỷ lệ quả bệnh thán thư ở ô đối chứng cao nhất 17,15±3,23%, trong khi đó tại ô sử dụng chế phẩm CFO là 9,69±1,90%. Tương tự năm 2018 kỳ điều tra tháng 8 cho thấy, tỷ lệ quả bị bệnh thán thư tại ô đối chứng là 19,05±2,23%, ô sử dụng chế phẩm CFO là 9,31±3,22%. Kết quả này cho thấy sử dụng CFO có hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê chè.

+ Tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả mô hình tới người sản xuất, cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

        * Nội dung  5.  Xây dựng tài liệu hướng dẫn quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê.

           + Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè là tài liệu hướng dẫn kỹ thuật giúp cho cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp và nông dân áp dụng vào thực tế canh tác cà phê chè.

+ Quy trình kiểm soát nấm bệnhColletotrichum bằng biện pháp sinh học sử dụng CFO trên cây cà phê chè, được xây dựng để tuyên truyền áp dụng trong canh tác cà phê tại Sơn La  và các vùng có điều kiện tương tự. Quy trình cũng là nguồn tham khảo cho giảng viên, sinh viên các ngành nông nghiệp ở các trường chuyên nghiệp tham khảo.

* Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

- Trong khuôn khổ đề tài, nhóm tác giả đã đã tổ chức Hội thảo Khoa họcHội thảo kết quả xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La. Hội thảo có trên 30 đại biểu tham dự. Hội thảo đã chia sẻ, thảo luận những thông tin, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu của các giảng viên trong Trường Đại học Tây Bắc, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông về sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư hại cà phê và biện pháp phòng trừ.

- Hội thảo đã chia sẻ thông tin về:  tình hình sản xuất cà phê tại Sơn La; tình hình sâu, bệnh hại trên cây cà phê tại Sơn La; bệnh thán thư hại trên cây cà phê tại Sơn La và kết quảxây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La.

- Hội thảo đã đề xuất các ý kiến với các cơ quan chức năng của tỉnh Sơn La (Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm khuyến nông) các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư hại cây cà phê.

5. Sản phẩm

Stt

Tên sản phẩm

Số lượng theo thuyết minh

Số lượng đạt được

% So với thuyết minh

 

Ghi chú

1

Bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

02

03

150

vượt 50% kế hoạch

2

01 tiến sĩ (hỗ trợ đào tạo nghiên cứu sinh)

01

01

100

Hoàn thành

3

Báo cáo khoa học về thành phần loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La; mức độ phân bố và tác hại của bệnh.

01

01

100

 

 

Hoàn thành

4

Từ 3-5 chủng nấm Colletotrichum gây bệnh trên cây cà phê chè.

01

01

100

Hoàn thành

5

Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh thán thư hại cà phê chè và các yếu tố ảnh hưởng.

01

01

100

Hoàn thành

6

Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè đạt hiệu quả từ 60-70%.

01

01

100

Hoàn thành

7

Quy trình kiểm soát nấm bệnhColletotrichum bằng biện pháp sinh học trên cây cà phê chè 0,5 ha tại Sơn La.

01

01

100

Hoàn thành

 

Mô hình áp dụng kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La

02 mô hình (0,5 – 1 ha/mô hình)

02 mô hình (0,5 ha/mô hình)

100

Hoàn thành

 

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

* Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng:

- Quy trình kỹ thuật quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè, quy trình kiểm soát nấm bệnhColletotrichum bằng biện pháp sinh học đã được chuyển giao cho cán bộ kỹ thuật khuyến nông, bảo vệ thực vật nông dân canh tác cà phê thông qua hội thảo khoa học.

- Kết quả nghiên cứu, quy trình kỹ thuật được chuyển giao chia sẻ với cho các cơ quan, chính quyền: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; chính quyền địa phương Mai Sơn,Thuận Châu, Thành phố Sơn La; nông dân trồng cà phê.

* Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

+ Đề tài đã góp phần đào tạo 01 nghiên cứu sinh;

+ Kết quả nghiên cứu và các sản phẩm của đề tài là nguồn tham khảo cho các giảng viên, sinh viên khối ngành nông lâm nghiệp trong giảng dạy, học tập của và nghiên cứu.

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:

+ Kết quả nghiên cứu về thành phần 05 loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê làm cơ sở cho công tác nghiên cứu chọn tạo, sử dụng giống cà phê phù hợp có khả năng chông chịu, kháng bệnh thán thư;

+ Số liệu  nghiên cứu của đề tài là nguồn tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến về bệnh hại trên cây cà phê ở các vùng sản xuất khác.

- Đối với phát triển kinh tế-xã hội:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài Đề tài giúp cho chính quyền địa phương, nhà quản lý có quy hoạch, định hướng phù hợp cho phát triển cây cà phê;

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài khi được áp dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao năng xuất, sản lượng và giá trị cây cà phê; đời sống người nông dân trồng cà phê được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường, sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

+ Số liệu về mức độ gây hại của bệnh thán thư cà phê và tài liệu hướng quản lý tổng hợp bệnh sẽ góp phần giúp các cơ quan chuyên môn nông nghiệp đưa ra những hướng dẫn cho nông dân canh tác cà phê hiệu quả và bền vững;

+ Đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên Trường Đại học Tây Bắc, giúp Nhà trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đưa kiến thức thực tiễn vào đào tạo cho sinh viên, tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao.

Tin khác
Tra cứu khoa học công nghệ
Chủ để NC
Loại đề tài
Lĩnh vực
Năm
Tên đề tài
Đăng nhập
Tài khoản
Mật khẩu
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Số lượt truy cập: 479,410
loi chuc sinh nhat hay
cau noi ve tinh yeu
cau noi ve cuoc song